Thế giới đồ uống có cồn, lịch sử, và phân loại thức uống có cồn – P.1

Có ai đó từng nói “Tôi không uống để say … Tôi uống để trở nên tuyệt vời.”. Rượu, bia, nói chung là những thức uống có chứa cồn – ethanol, với nồng độ từ thấp đến cao. Theo các nhà nghiên cứu, rượu đã có từ hơn 5.000 năm trước công nguyên, từ thời kỳ tiền đồ đá của lịch sử loài người, tính đến nay thì đã có tuổi đời hơn 7.000 năm.

“Uống rượu không phải để say”, nói lên mặt tích cực của rượu trong cuộc sống của con người, một ly rượu vang nhỏ mỗi ngày sẽ giúp việc tiêu hóa tốt hơn. “Tôi uống để trở nên tuyệt vời.”, thật vậy, một bữa tiệc với những món bình dân giản dị, hay với những món cao lương mĩ vị mà thiếu rượu thì cũng không thể là một bữa tiệc tuyệt vời đối với chủ nhà và cả với khách.

Góc Nhỏ Sài Gòn rất hân hạnh giới thiệu với bạn đọc chùm bài viết giới thiệu về một loại thức uống có cồn, và những cách thức sử dụng rượu hợp lý, đúng cách trong ẩm thực. Nhưng nếu bạn có lỡ say và quên cả lối về thì không phải lỗi của Góc Nhỏ Sài Gòn nhé.

Rượu Cognac

1. Lịch sử:

Thức uống có cồn là các loại thức uống có chứa ethanol, còn được biết đến như là rượu etylic, ancol etylic, rượu ngũ cốc hay cồn, là một hợp chất hữu cơ nằm trong dãy đồng đẳng của ancol, dễ cháy, không màu. Trong cách nói dân dã, thông thường nó được nhắc đến một cách đơn giản là rượu bia.

Rượu đã xuất hiện từ rất lâu trên toàn thế giới từ vùng Ba Tư cổ xưa, đến Châu Phi, Châu Á, và cả ở vùng nam Mỹ. Rượu tại mỗi khu vực được sản xuất từ các nguyên liệu khác nhau, nối dài trong lịch sử, và kéo dài cho đến ngày nay. Khám phá về những chiếc bình thời kỳ đồ đá muộn cho thấy thức uống lên men đã tồn tại ít nhất là sớm nhất là vào thời kỳ đồ đá mới (khoảng 10.000 năm TCN – trước công nguyên).

Thông thường nồng độ cồn của các thức uống có cồn là từ 3% đến 50%. Độ cồn theo thể tích (ABV – Alcohol By Volume) là thước đo nồng độ cồn trong thức uống.

2.Phân loại

Để phân loại thức uống có cồn, có nhiều tiêu chí để phân loại như dựa vào độ cồn từ thấp đến cao thì chúng ta có ba loại thức uống có cồn chính là bia, rượu vang và rượu mạnh. Tuy nhiên, phân loại theo cách thức sản xuất ra các loại thức uống có cồn được nhiều người chấp nhận, và có hai phương pháp sản xuất thức uống có cồn để tạo ra các loại thức uống có cồn khác nhau đó là “phương pháp lên men sau đó chưng cất”, và “phương pháp lên men không chưng cất”.

Thức uống có cồn không chưng cất còn được gọi là thức uống lên men. Lên men là quá trình vi khuẩn hoặc nấm men chuyển hóa đường có trong thành phần trái cây, các loại tinh bột, và các loại hạt thành ethanol. Rượu vang và bia là các loại thức uống có cồn lên men, không chưng cất. Rượu vang được sản xuất từ việc cho lên men trái nho, và bia được sản xuất bằng cách cho lên men lúa mạch, lúa mì và một số loại ngũ cốc khác. Rượu nếp than của Việt Nam chúng ta là một loại rượu lên men.

Thức uống có cồn từ việc chưng cất là một công đoạn diễn ra sau quá trình lên men. Quá trình này chuyển đổi một chất lên men thành một chất có nồng độ cồn cao hơn. Chưng cất làm cô đặc rượu bằng cách tách nó khỏi nước và các thành phần khác của chất lên men. Rượu và rượu mạnh là thức uống có cồn được chưng cất. Chúng chứa nhiều nồng độ cồn hơn theo thể tích so với thức uống chưa cất. Rượu đế của Việt Nam là một loại rượu được sản xuất từ việc lên men cơm, sau đó chưng cất để tách ra thành phần ethanol là rượu đế.

3. Một số thức uống có cồn không chưng cất được sử dụng rộng rãi.

+ Bia

Bia là thức uống có cồn phổ biến nhất trên toàn thế giới. Trên thực tế, sau nước và trà, bia là thức uống được tiêu thụ phổ biến nhất trên thế giới. Bia rất có thể là thức uống có cồn lâu đời nhất trong lịch sử các loại thức uống có cồn. Một loại bia tiêu chuẩn, cho dù là bia rượu hay bia, đều có từ nồng độ cồn 4% đến 6% ABV, mặc dù một số loại bia có nồng độ cồn cao hơn hoặc thấp hơn. Ví dụ, “bia nhẹ” chỉ có nồng độ cồn từ 2% đến 4% ABV trong khi “rượu mạch nha” có nồng độ cồn từ 6% đến 8%.

+ Rượu vang

Rượu vang là một loại thức uống có cồn phổ biến và lâu đời khác. Rượu vang tiêu chuẩn có nồng độ cồn – ABV ít hơn 14%. Champagne, loại rượu vang nổi tiếng nhất, có nồng độ cồn khoảng 10% đến 12%. Một số loại rượu vang được “tăng cường” bằng rượu chưng cất như Port, Madeira, Marsala, Vermouth và Sherry là những ví dụ về rượu vang tăng cường, chúng thường có nồng độ cồn khoảng 20% ​​ABV.

+ Rượu táo

Hard cider là loại nước táo (apple) lên men. Có rất nhiều kỹ thuật có từ xa xưa để lên men nước táo cách nay hàng nghìn năm. Hard cider thường có nồng độ cồn khoảng 5% ABV.

+ Mead

Mead, một sự lên men của một chất lỏng gồm có thành phần là nước và mật ong (có người còn gọi là rượu mật ong), Mead có nồng độ cồn từ 10% đến 14% ABV.

+ Ruợu Saké

Saké là tên gọi chung và là thương hiệu rượu quốc gia của một loại thức uống có cồn nổi tiếng của người Nhật Bản được làm từ gạo lên men, có nồng độ cồn khoảng 16% ABV.

4. Một số thức uống có cồn theo phương pháp chưng cất được sử dụng rộng rãi.

+ Port

Đó là một số loại rượu vang được “tăng cường” bằng rượu chưng cất như Port, Madeira, Marsala, Vermouth và Sherry là những ví dụ về rượu vang tăng cường, chúng thường có nồng độ cồn khoảng 20% ​​ABV.

+ Gin

Là một loại rượu mạnh được chưng cất từ nguyên liệu chính là lúa mạch hoặc khoai tây lên men, có hương vị chủ yếu từ quả bách xù (Juniperus communis). Nó có thể có nồng độ cồn từ 35% đến 55% ABV. Gin là một loại rượu thường để tạo ra các loại cocktail nổi tiếng.

+ Brandy

Brandy là rượu chưng cất, là loại rượu mạnh, làm từ nho, được ủ lên men trong thùng gỗ sồi lâu năm. Đặc điểm màu rượu chính là do gỗ sồi tạo ra. Nồng độ cồn trong rượu mạnh dao động từ 35% đến 60%. Ví dụ, một loại rượu mạnh nổi tiếng, Cognac, có nồng độ cồn 40% ABV.

+ Whisky

Rượu whisky cũng là một loại rượu chưng cất, được làm từ các loại mạch nha ngũ cốc lên men như gạo, lúa mì, ngô. Nồng độ cồn của rượu whisky rất cao dao động từ 40% đến 50% ABV.

+ Rum

Rum, một loại thức uống có cồn theo phương pháp lên men và chưng cất. Rượu Rum được làm từ các sản phẩm phụ từ mía, chẳng hạn như mật, hoặc trực tiếp từ nước mía lên men. Sau khi chưng cất rượu thu được có màu trắng, rượu tiếp tục được ủ trong các thùng gỗ sồi. Rum có nồng độ cồn điển hình là 40% ABV.

+ Rượu Tequila

Tequila là một loại rượu mạnh truyền thống của người Mexico được sản xuất từ nước ép/nhựa lên men của cây Agave Azul Tequilana (thuộc nhóm Lan lưỡi rồng), tên gọi Tequila xuất phát từ địa phương sản xuất ra loại rượu này – vùng Tequila, bang Jalisco. Nồng độ cồn của Tequila thường là khoảng 40% ABV.

+ Rượu Vodka

Vodka là một loại rượu có nguồn gốc từ Ba Lan và Nga, rượu được tạo ra bằng cách chưng cất chất lỏng từ các loại ngũ cốc hoặc khoai tây đã được lên men, ngày nay một số nhà sản xuất sử dụng trái cây hoặc đường để lên men để làm rượu. Vodka có nồng độ cồn tối thiểu theo tiêu chuẩn là 40% ABV ở Hoa Kỳ, và 37,5 % ABV ở Châu Âu.

Rượu Vodka

+ Absinthe

Absinthe là một loại rượu chưng cất được làm từ Một trong những loại rượu cồn được làm từ hoa và lá của cây ngải, cây hồi, hoa cúc, veronica, thì là, rau mùi, cam thảo và một số loại thảo mộc khác. Một số dạng absinthe có nồng độ cồn khoảng 40% ABV, trong khi một số dạng khác có nồng độ cồn lên tới 90% ABV. Khi xuất hiện lần đầu tiên ở Thụy Sĩ, loại rượu này được dùng như một loại dược liệu.

+ Everclear

Everclear, một loại rượu làm từ ngũ cốc – quả bắp, sau khi chưng cất đây là loại rượu không màu, không mùi, và không vị, bởi vì bạn không thể cảm nhận được vị khi nồng độ cồn trong rượu đạt đến mức 95% ABV, gần tương đương với cồn các bác sĩ dùng để sát trùng dụng cụ y tế. Có một số loại Everclear có nồng độ cồn thấp hơn, nhưng vẫn là 60% ABV. Everclear được sản xuất và phân phối ở Hoa Kỳ bởi công ty Luxco, một công ty sản xuất và kinh doanh rượu nổi tiếng của Hoa Kỳ.

Tổng hợp và biên tập bởi Quỳnh Như.

Trả lời

Xem thêm các bài khác