Làm cách nào để sử dụng hiệu quả máy rửa chén tại gia đình

Làm cách nào để sử dụng hiệu quả máy rửa chén tại gia đình là một câu hỏi rất nhiều bạn băn khoăn khi chuẩn bị mua máy và ngay cả khi đã mua máy. Thiết bị gia dụng dùng để rửa chén (dishwasher) là một thiết bị gia dụng khá đắt tiền so với các thiết bị gia dụng khác trong gia đình của bạn như máy lạnh, tủ lạnh, lò nướng, hay lò vi sóng.

Máy Rửa Chén

Có rất nhiều thương hiệu máy rửa chén trên thị trường như Electrolux, Bosch, Teka, Galanz, Whirlpool, KitchenAid, LG, và Samsung, tuy nhiên cách sử dụng các loại máy này gần như khá tương đồng, giống nhau.

Sử dụng máy rửa chén đúng cách sẽ làm cho mọi thứ cần rửa trong máy rửa chén thật sạch sau khi rửa xong, máy rửa chén của bạn sẽ không gặp những hỏng hóc nhỏ hoặc hư hỏng nặng, và tăng tuổi thọ của thiết bị. Ngoài ra, khi sử dụng máy rửa chén đúng cách theo hướng dẫn của nhà sản xuất còn giúp bạn tiết kiệm được nước rửa chén, chất tẩy rửa, và điện năng.

Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu với các bạn cách sử dụng máy rửa chén một cách tổng quát, có thể sử dụng chung cho tất cả các loại máy rửa chén của các hãng khác nhau. Nội dung chính của bài viết gồm có những phần sau:

1. Sử dụng khay chứa bên trên và khay chứa bên dưới của máy rửa chén
2. Nạp chất tẩy rửa vào máy rửa chén
3. Chọn chu trình rửa chén
4. Khởi động máy rửa chén

Ngăn chứa bên trong

1. Sử dụng khay chứa trên và khay chứa dưới của máy rửa chén

Lưu ý quan trọng: Đảm bảo rằng bạn luôn làm sạch thức ăn và chất bẩn còn dính – bám trên chén đĩa, dụng cụ nấu ăn bằng cách cạo bớt, loại bỏ thức ăn thừa ra khỏi các vật dụng cần rửa trước khi xếp và đặt chúng vào máy rửa chén.

Chén đĩa và những vật dụng cần rửa được đặt cách đều nhau, mặt bẩn của vật dụng cần rửa được để nghiêng xuống dưới, hướng về phía các tia nước. Không để chén đĩa, vật dụng cần rửa chồng lên nhau vì khi làm như vậy bạn sẽ ngăn các tia nước lọt vào giữa các vật dụng, để làm sạch chúng một cách hiệu quả nhất.

Thông thường một máy rửa chén gia đình có hai khay chứa vật dụng cần rửa:

Khay chứa phía trên: 

  • Dùng để xếp các vật dụng như chén, cốc, ly rượu và các loại chai – hủ nhỏ.
  • Xếp các loại chén và đĩa có kích thước nhỏ giữa các ô.
  • Chỉ nên đặt hộp nhựa, và nắp đậy ở khay chứa trên cùng để tránh bị cong vênh. Luôn kiểm tra phần đáy của các vật dụng bằng nhựa để đảm bảo rằng nó an toàn khi được rửa bằng máy rửa chén.

Khay chứa bên dưới: 

  • Đặt vật dụng nhà bếp lớn như đĩa ăn nhỏ, đĩa lớn, các loại nồi thép không gỉ và các vật dụng có món ăn bám nhiều, bẩn vào khay chứa bên dưới.
  • Đặt xoong nồi dọc theo các cạnh của khay, hoặc hướng ra phía sau mặt máy rửa chén, nơi những tia nước được phun ra.
  • Thêm vật dụng nhỏ như muỗng, đũa, nĩa, các loại dao nhỏ vào giỏ đựng vật dụng của máy rửa chén, đảm bảo hướng các vật sắc nhọn như dao xuống dưới để tránh làm bị thương.

Trước khi đóng cửa máy rửa chén, bạn phải đảm bảo rằng không có vật gì cản trở cánh tay quay, phun nước rửa chén.

Một số kiểu máy rửa chén có khay chứa thứ ba, cho phép bạn xếp thêm vật dụng cần rửa, xếp các vật dụng có hình dáng đặc biệt, hoặc xếp thêm nhiều chén và cốc hơn.

Nếu bạn cần thêm thông tin về những thứ gì nên xếp ở đâu, hãy sử dụng tài liệu hướng dẫn đi kèm với máy rửa chén mà bạn đã mua. Hãy luôn xếp đặt đúng cách cho máy rửa chén của bạn, như thế tất cả vật dụng sẽ được làm sạch một cách hoàn hảo.

Ngăn chứa xà phòng trong máy rửa chén.

2. Nạp chất tẩy rửa vào máy rửa chén

Mặc dù có thể khác nhau tùy theo kiểu máy, nhưng hầu hết các ngăn chứa (đựng) chất tẩy rửa đều nằm ở trên, và phía trong cánh cửa máy rửa chén. Để nạp chất tẩy rửa vào máy rửa chén một cách chính xác, cần lưu ý:

  • Sử dụng, và cho chất tẩy rửa vào ngăn chứa chất tẩy rửa theo khuyến nghị của nhà sản xuất. Thông thường là các loại chất tẩy rửa được nén thành từng viên.
  • Thêm chất trợ rửa vào ngăn chứa chất trợ rửa (có sẵn trên một số kiểu máy).
  • Nếu máy rửa chén của bạn không có bộ phân phối chất trợ rửa, bạn có thể mua một giỏ chất trợ rửa hoặc có thể sử dụng viên hoặc gói chất tẩy rửa đã có sẵn chất trợ rửa.

Đậy nắp chứa chất tẩy rửa và ấn mạnh cho đến khi nó đóng chặt vào chốt. Sau khi máy rửa chén hoàn thành chu trình rửa sơ bộ ban đầu, nắp chứa chất tẩy rửa sẽ mở ra để trộn chất tẩy rửa với nước cho lần rửa chính, đó là lý do bạn phải đóng ngăn chứa chất tẩy rửa cẩn thận.

Sử dụng đúng chất tẩy rửa rất quan trọng đối với hiệu suất của máy rửa chén của bạn. Chỉ sử dụng chất tẩy rửa được pha chế dành riêng cho máy rửa chén tự động. Có nhiều loại chất tẩy rửa khác nhau để bạn lựa chọn, bao gồm chất lỏng, bột, gel, viên nén và gói. Việc xác định loại bột giặt nào sẽ sử dụng là sở thích cá nhân, mặc dù dạng viên nén và dạng gói sẽ giúp bạn phỏng đoán từ việc quyết định sử dụng bao nhiêu chất tẩy rửa là đủ dùng cho một lần rửa chén. Nếu sử dụng chất lỏng, bột hoặc gel, hãy đổ đầy bộ phận phân phối chất tẩy rửa đến vạch chiết rót mà hầu hết các kiểu máy đều có.

 

Máy rửa chén đa năng

3. Chọn chu trình rửa chén

Hầu hết các máy rửa chén đều có ít nhất ba chu trình rửa chén cài đặt sẵn – Chu trình rửa nhanh (Quick Wash, hay 1 Hour Wash), Chu trình rửa bình thường (Normal Wash) và Chu trình rửa đồ quá bẩn (Heavy Wash). Chu trình nào bạn nên sử dụng phụ thuộc vào kích thước của các vật dụng cần rửa và mức độ bẩn của chén đĩa của bạn. Để chọn một chu trình phù hợp, bạn hãy sử dụng các nút thường nằm ở phía trên hoặc phía trước cửa máy rửa chén của bạn.

Một số chu trình rửa chén cài đặt sẵn:

– Chu trình rửa nhanh (Quick Wash, hay 1 Hour Wash): Chu trình này thường sử dụng nhiều nước, năng lượng và nhiệt độ cao hơn để có kết quả rửa nhanh hơn so với chu trình bình thường. Sử dụng chu trình này khi bạn cần rửa gấp các dụng cụ ăn uống bị bẩn nhẹ, và số lượng dụng cụ cần rửa trong các ngăn tương đối ít.

– Chu trình rửa bình thường (Normal Wash): Chu trình rửa chén này được sử dụng phổ biến nhất, nó sử dụng lượng nước, năng lượng tối ưu. Sử dụng chu trình này cho các vật dụng ăn uống hàng ngày, không bị bẩn nhiều. Chu trình này cũng phù hợp với số lượng vật dụng cần rửa để đầy các ngăn rửa chén bên trong máy.

– Chu trình rửa đồ quá bẩn (Heavy Wash): Đối với việc rửa các vật dụng quá bẩn như nồi, chảo hoặc/và các vật dụng khác bị bám bẩn nhiều, bạn nên chọn chu trình rửa đồ quá bẩn. Chu trình này sẽ sử dụng thêm nước, nhiệt độ cao hơn, và thời gian rửa sẽ lâu hơn để làm sạch dụng cụ nấu nướng của bạn một cách kỹ lưỡng.

– Chu trình rửa đồ gốm, sứ, thủy tinh cao cấp (China Crystal): Chu trình này được thiết kế với lượng nước, nhiệt độ, và thời gian phù hợp như cách bạn rửa chén nhẹ nhàng bằng tay. Nó đảm bảo những món vật dụng ăn uống bằng gốm sứ – thủy tinh cao cấp sẽ không bị hư hỏng những lớp men, họa tiết trang trí bên ngoài.

– Chu trình rửa tiết kiệm năng lượng (Energy Saver): Chu trình này được thiết kế để tiết kiệm năng lượng (điện năng) để máy hoạt động, bao gồm tiết kiệm thời gian và nhiệt độ của nước rửa chén. Chu trình này phù hợp để rửa những vật dụng ăn uống rất ít bẩn.

Bên cạnh các chu trình rửa chén được thiết kế sẵn, nhà sản xuất cũng cho phép bạn chọn thêm một số tùy chọn để việc rửa chén thật sự phù hợp với những vật dụng cần rửa. Một số tùy chọn có sẵn trên một số dòng máy thường có:

– Sanitize: Mỗi chu trình rửa đều có nhiều lần nước được đưa vào bên trong lồng rửa chén, rồi được rút ra, để làm sạch các vật dụng cần rửa. Tùy chọn Sanitize này dùng để tăng nhiệt độ nước của lần rửa cuối cùng lên mức cao nhất, mục đích là để diệt vi khuẩn bên trong lồng rửa chén và các vật dụng cần rửa.

– High Temp: Như đã trình bày ở trên, mỗi chu trình rửa đều có nhiều lần nước được đưa vào bên trong lồng rửa chén, rồi được rút ra, để làm sạch các vật dụng cần rửa. Tùy chọn tăng nhiệt độ lên mức cao – High Temp, là tăng nhiệt độ của nước trong lần rửa chính để giúp làm sạch thực phẩm có độ bám chặt trên các vật dụng cần rửa.

– Heat Dry: Không sử dụng chức năng sấy để làm khô các vật dụng bên trong lồng rửa chén. Sấy nóng và làm khô là tùy chọn mặc định cho tất cả các chu trình, điều này rất tiện lợi nhưng sẽ làm tăng mức tiêu thụ điện của máy rửa chén. Nếu bạn muốn tiết kiệm điện và để bát đĩa tự khô, bạn phải sử dụng chế độ làm khô không sấy. Sau khi chu trình rửa chén hoàn tất, bạn nên lấy các vật dụng cần rửa ra khỏi máy rửa chén, và lau khô. Bạn nên mở cửa của máy rửa chén để bên trong lồng máy rửa chén được khô, nhầm tránh hiện tượng bị ẩm mốc bên trong lồng, đặc biệt là khi bạn không thường xuyên sử dụng máy rửa chén.

Để có hiệu suất tối ưu, nhiệt độ nước phải là 120ºF (khoảng 50 độ C) khi đi vào máy rửa chén. Nước quá lạnh cũng không thể làm sạch chén đĩa của bạn, và nếu nước quá nóng nó có thể làm thức ăn nướng khó lấy ra khỏi chén đĩa và nồi.

Một số loại máy rửa chén có thể có các chu trình bổ sung như cảm biến tự động chọn lựa chế độ hoạt động, rửa sơ, tự động vệ sinh máy, cũng như các tùy chọn sấy khô khác nhau.

Các chế độ hoạt động

 

 

4. Khởi động máy rửa chén

Kiểm tra kỹ xem có vật dụng gì cản trở cánh tay rửa phía trên, cánh tay rửa bên dưới trước khi chọn chu trình rửa chén của bạn, đóng cửa máy rửa chén và nhấn nút bắt đầu.

Nói chung, quá trình rửa chén thông thường sẽ mất 2,5 giờ để hoàn thành, đèn chiếu sáng ở phía trước hoặc phía trên máy rửa chén của bạn sẽ cho biết khi nào chu trình rửa chén được hoàn thành. Một số dòng máy rửa chén cao cấp cũng sẽ cung cấp cho bạn thời gian còn lại của chu trình rửa chén thông qua một đồng hồ thời gian giảm dần.

Bên trong máy rửa chén

Tổng hợp và biên tập: Lê Ngọc Bảo

6 bình luận

  1. Cám ơn tác giả với những lời hướng dẫn rất chi tiết , thật hữu ích. UV chỉ sử dụng máy rửa chén khi có khách vì bình thường, nhà ít người, một vài cái chén đĩa thì rửa rất nhanh. Nhưng khi có đông người ăn uống, dùng máy để rửa thì tiết kiệm được thời gian và sức lực cho người phải dọn dẹp…một phát minh tuyệt vời cho những người phải làm và dọn dẹp bếp khi có nhiều thực khách.

Trả lời

Xem thêm các bài khác